Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất hiện nay đang sử dụng là loại nào?

Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất đai hiện đang được sử dụng là mẫu đơn nào? Khi nào cần sử dụng và có cần lưu ý gì khi sử dụng mẫu đơn đó không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin liên quan tới mẫu đơn đó trong bài viết dưới đây.

đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất

Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất hiện đang sử dụng là loại nào?

Dưới đây là mẫu đơn 09/ĐK được sử dụng làm đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo pháp luật hiện hành và đường link để tải mẫu đơn này:đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất

Tải mẫu đơn 09/ĐK tại đây: https://luattrongtay.vn/ViewFullText/Id/4d155168-da07-44fb-919c-91f94868b975.

Bộ hồ sơ đăng ký biến động đất đai gồm những gì?

Ngoài đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất theo mẫu 09/ĐK, một bộ hồ sơ đăng ký biến động đất còn gồm những loại giấy tờ sau:

  • Bản gốc của giấy chứng nhận quyền sở hữu đất
  • Các giấy tờ liên quan tới việc biến động đất đai và tài sản gắn liền
  • Văn bản công nhận của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp chủ sở hữu thay đổi họ, tên
  • Bản sao sổ hộ khẩu
  • Giấy uỷ quyền của chủ sở hữu nếu người đại diện đăng ký là thành viên khác trong hộ khẩu 

Khi nào cần sử dụng đơn đăng ký biến động đất đai?

Đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất sẽ được áp dụng với những diện tích đất đã được cấp sổ hồng, sổ đỏ hoặc đã được đăng ký và có thay đổi trong những trường hợp dưới đây:

  • Chủ sở hữu đất thực hiện các chuyển đổi như chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng, thế chấp, góp vốn đất hoặc những tài sản gắn liền với đất
  • Chủ sở hữu đất muốn thay đổi tên người sở hữu
  • Kích thước, diện tích, hình dạng, địa chỉ hoặc số hiệu đất có sự thay đổi
  • Các tài sản gắn liền với đất có sự thay đổi so với đăng ký ban đầu
  • Thay đổi mục đích sử dụng đất
  • Thay đổi về hình thức Nhà nước thu tiền thuê sử dụng đất (từ thu hàng năm sang thu một lần hay từ không thu tiền sang thu tiền sử dụng)
  • Chuyển quyền sở hữu đất, nhà và các tài sản liên quan của vợ hoặc của chồng thành sở hữu chung
  • Chia quyền sử dụng đất của một tổ chức, nhóm, hộ gia đình thành của nhiều cá nhân
  • Thay đổi quyền sở hữu đất theo hoà giải, tranh chấp được các cấp có thẩm quyền công nhận
  • Thay đổi về quyền hạn và những hạn chế của người sử dụng diện tích đất

Đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất có mất phí không?

Để đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất, người đăng ký sẽ mất một khoản phí. Với mỗi trường hợp nêu trên, khoản phí mà người đăng ký bỏ ra sẽ khác nhau. Nhưng về cơ bản, việc đăng ký biến động sẽ gồm các khoản phí sau:

  • Thuế thu nhập cá nhân: Được tính bằng 2% thu nhập mà cá nhân đó có được
  • Lệ phí trước bạ: Được tính bằng 0,5% dựa trên giá bán trên hợp đồng so với giá do nhà nước quy định cụ thể theo bảng giá đất. Trong hai loại giá trên, giá nào cao hơn sẽ được áp dụng cho lệ phí trước bạ

Ngoài hai loại phí kể trên, người đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền có thể sẽ phải đóng các loại phí khắc như phí công chứng đơn đăng ký, phí thẩm định hồ sơ, phí đo đạc, phí chứng nhận,…

Đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất có khó không?

Nếu có nhu cầu đăng ký biến động đất đai nhưng chưa biến thực hiện thế nào, người chủ sở hữu đất đai và các tài sản liên quan tới đất có thể tham khảo các bước dưới đây.

Bước 1: Người chủ sở hữu cần nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất tới văn phòng đăng ký đất đai. Với những nơi chưa có văn phòng đăng ký đất đai, người chủ sở hữu có thể nộp lên văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện hoặc Uỷ ban Nhân dân cấp xã trong khu vực cư trú

Bước 2: Sau khi nộp hồ sơ đăng ký, văn phòng đăng ký đất đai có nhiệm vụ tiếp nhận và thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai theo đúng quy định của pháp luật được quy định tại Khoản 2, Điều 85, Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Kết luận

Bài viết trên đây đã tổng hợp một cách đầy đủ nhất những thông tin về đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất, mong rằng thông qua bài viết, bạn đã nắm được ra hơn về mẫu đơn, các bước thực hiện cũng như chi phí để có thể rút ngắn được thời gian chuẩn bị hồ sơ và không gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình thay đổi những thông tin liên quan tới tài sản sở hữu.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *