Ba mẹ nên làm gì trong trường hợp trẻ sơ sinh bị ọc sữa sau khi bú

Ở những năm tháng đầu đời, con sẽ gặp khá nhiều những hiện tượng khác nhau. Một trong số đó là trẻ sơ sinh bị ọc sữa sau khi bú. Khi con gặp hiện tượng ấy, bố mẹ cần làm gì? Tình trạng “ọc sữa” là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nhiều bố mẹ đã cảm thấy rất lo lắng, không biết con mình có vấn đề về sức khỏe hay hệ tiêu hóa gì không mà lại gặp hiện tượng đó. Vậy trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu hiện tượng này cũng như giúp bố mẹ cách xử trí khi bé yêu nhà mình gặp tình trạng này nhé!

Nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh bị ọc sữa sau khi bú

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa sau khi bú là do sự tống xuất sữa từ dạ dày lên thực quản đến miệng và ra ngoài. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do bị bệnh hoặc cũng có thể không phải. Đối với trẻ sơ sinh do hoạt động co bóp của các cơ quan đường tiêu hóa đôi lúc không đồng bộ, rối loạn nhu động ruột dẫn đến trẻ bị ọc sữa. Bên cạnh đó, tâm vị của trẻ còn khá non, yếu nên tâm vị không đóng kín, cơ vòng của thực quản phía dưới cũng không siết chặt làm cho sữa từ dạ dày trào lên thực quản. Nếu trẻ quấ khóc hay vặn vẹo thân mình khi uống sữa thì khả năng tăng áp lực trong bụng càng lớn và hiện tượng này càng dễ xảy ra hơn.

Khi trẻ sơ sinh bú sẽ thường nuốt một lượng hơi vào trong dạ dày. Nếu mẹ không cho con bú đúng cách sẽ khiến lượng hơi nuốt vào dạ dày khá nhiều. Khi đó, dạ dày sẽ chứa một lượng lớn vừa là sữa vừa là hơi nên cũng dễ gây ra tình trạng ọc sữa khi con bú. Bên cạnh đó, theo các bác sĩ khoa nhi, nếu khoảng cách giữa các cữ bú quá ngắn, con bú quá nhanh hoặc quá lâu, cũng sẽ dần đến lượng sữa trong dạ dày quá nhiều, khiến con gặp phải tình trạng ọc sữa.

trẻ sơ sinh bị ọc sữa sau khi bú

Nếu bé nhà bạn bị bệnh như nhiễm trùng hô hấp hay gặp những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa thì trường hợp bị ọc sữa cũng khó tránh khỏi. Nếu bé bị bệnh thì ngoài hiện tượng ọc, bé có thể gặp thêm một số hiện tượng khác nư ho, chảy mũi, sốt,…

Theo nghiên cứu cho thấy, trẻ sẽ không ọc sữa trong những ngày tháng đầu đời mà sẽ ọc khoảng từ 2 tuần tuổi trở đi. Khoảng thời gian đầu, con chỉ hay trớ sữa nhưng sau đó có thể ọc sữa dữ dội. Đặc biệt trẻ thường ọc có khoảng trống sau bú – có thể hiểu là bé không ọc ngay khi vừa bú xong. Sau khi bị óc, con thường hay đói và sẽ thường đói bú ngay. Nếu trường hợp này diễn ra liên tục với tần suất nhiều, các mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để khám, chẩn đoán cũng như đưa ra lời khuyên, liệu pháp điều trị kịp thời.

Đối với trường hợp lồng ruột, con cũng có thể nôn ói kèm theo những tiếng khóc thét từng cơn dữ dội. Trường hợp này thường gặp ở những bé trai bụ bẫm khoảng dưới 24 tuổi, gặp thường xuyên nhất ở những bé khoảng 3 – 6 tháng tuổi. Nếu thấy con gặp tình trạng trên, các mẹ nên đưa con đến thăm khám bác sĩ nhé tránh kéo dài lâu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của con yêu.

Bố mẹ nên làm gì để phòng ngừa hiện tượng ọc sữa khi bú ở bé yêu

trẻ sơ sinh bị ọc sữa sau khi bú

Mẹ nên để ý cách bú, cho con bú đúng cách, vừa đủ lượng sữa, nếu con bú sữa ngoài, mẹ nên pha vừa đủ cho con.

Sữa mẹ là sữa tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi trong sữa mẹ chứa những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và khôn lớn của trẻ. Sữa mẹ cũng là sữa được các chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng trong những năm tháng đầu đời của con.

Mẹ nên cho bé bú trực tiếp, không nên để bé bú sữa mẹ qua bình. Với những năm tháng đầu đời, con nên bú mẹ trực tiếp vừa đủ để dạ dày giãn ra đúng mức, giúp dạ dày con chứa vừa đủ một lượng sữa.

Nếu mẹ lựa chọn cho con bú ngoài, nên lựa chọn những loại bình đạt chất lượng, lựa chọn những loại núm vú phù hợp với miệng con.

Khi bé bú, không được đặt bình sữa nằm ngang dễ dẫn đến sữa ngập trong núm vú khiến bé vừa bú sữa vừa bú hơi.

Mẹ nên để ý đến tư thế cho con bú, không cho trẻ bú khi nằm, mẹ cần bế trẻ khi cho bú, đầu vai hơi cao, tránh gập cổ khi bú. Sau khi bé bú xong, bế trẻ theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ nhàng cho trẻ ợ hơi. Sau đó, mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, kê gối hơi cao dưới vai, tránh để bé bị gập cổ hay gập bụng.

Với những bé đẻ non tháng, mẹ nên bổ sung cho bé thêm các vi chất và massage vùng bụng cho con trước khi đến cữ bú của con mẹ nhé.

trẻ sơ sinh bị ọc sữa sau khi bú

Như vậy, bài viết hôm nay đã gửi đến cho các bạn những thông tin hữu ích liên quan đến việc nguyên nhân cũng như ba mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa sau khi bú. Có thể thấy, hiện tượng bị ọc sữa là một trong những hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ vì vậy mẹ cần để ý trong lúc cho con bú cũng như quan sát nếu như hiện tượng của con kéo dài nên đưa con đến những cơ sở khám nhi uy tín để được bác sĩ tư vấn và đưa ra lời khuyên, phương pháp điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con yêu.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *